1. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

Theo quy định tại Điều 5 Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Quy chế).

  1. PHẠM VI TUYỂN SINH: Tuyển sinh trong cả nước
  2. PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH: Đại học Huế tuyển sinh theo 05 phương thức:

Phương thức 1: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh hiện hành.

Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT.

Phương thức 3: Xét tuyển dựa vào kết quả của Kỳ thi TN THPT năm 2020.

Phương thức 4: Xét tuyển dựa vào kết quả Kỳ thi TN THPT năm 2020 hoặc dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT (học bạ) kết hợp với thi tuyển năng khiếu (đối với các ngành năng khiếu).

– Phương thức 5: Xét tuyển theo Quy định của Đại học Huế.

Các phương thức tuyển sinh được quy định cụ thể như sau:
3.1. Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển

HĐTS xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển vào đại học hệ chính quy năm 2020 với chỉ tiêu và tiêu chí cụ thể như sau:

+ Các ngành đào tạo của Trường Đại học Sư phạm xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển không giới hạn chỉ tiêu ngành. Các ngành còn lại của Đại học Huế tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển không quá 10% chỉ tiêu của ngành.

+ Xét hết chỉ tiêu theo thứ tự ưu tiên: Thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế; trong đội tuyển quốc gia dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế; thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia; ngoài ra có thể căn cứ thêm kết quả học tập ở cấp THPT.

– HĐTS không thực hiện việc tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển vào những ngành thuộc các khối truyền thống H, M, N, V.

  1. a) Tuyển thẳng

Thí sinh là đối tượng được quy định tại khoản 2 Điều 7 của Quy chế hiện hành.

* Đối với Trường Đại học Y Dược: Tiêu chí để được xét tuyển thẳng vào các ngành đào tạo cụ thể như sau:

– Thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế; trong đội tuyển quốc gia dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế; thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia được xét tuyển thẳng vào tất cả các ngành đào tạo của trường. Tiêu chí phụ: Nếu nhiều thí sinh có cùng tiêu chí xét tuyển vào một ngành, Hội đồng tuyển sinh sẽ sử dụng điểm của kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, trong đó chọn môn Hoá cho ngành Dược học, môn Sinh cho các ngành còn lại.

– Thí sinh đoạt giải nhất Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia được xét tuyển thẳng vào ngành Y học cổ truyền, Y học dự phòng. Tiêu chí phụ: Nếu nhiều thí sinh có cùng tiêu chí xét tuyển vào một ngành, Hội đồng Tuyển sinh sẽ sử dụng điểm trung bình cộng kết quả học tập THPT 3 học kỳ (học kỳ I, học kỳ II của lớp 11 và học kỳ I của lớp 12) thuộc tổ hợp 3 môn xét tuyển theo ngành; tiêu chí ưu tiên tiếp theo là sử dụng điểm trung bình cộng kết quả học tập THPT 3 học kỳ (học kỳ I, học kỳ II của lớp 11 và học kỳ I của lớp 12) theo thứ tự môn ưu tiên là Sinh học, tiếp đến là môn Hóa học.

– Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia được xét tuyển thẳng vào các ngành: Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật xét nghiệm Y học, Kỹ thuật hình ảnh Y học và Y tế công cộng. Tiêu chí phụ: Nếu nhiều thí sinh có cùng tiêu chí xét tuyển vào một ngành, Hội đồng Tuyển sinh sẽ sử dụng điểm trung bình cộng kết quả học tập THPT 3 học kỳ (học kỳ I, học kỳ II của lớp 11 và học kỳ I của lớp 12) thuộc tổ hợp 3 môn xét tuyển theo ngành; tiêu chí ưu tiên tiếp theo là sử dụng điểm trung bình cộng kết quả học tập THPT 3 học kỳ (học kỳ I, học kỳ II của lớp 11 và học kỳ I của lớp 12) theo thứ tự môn ưu tiên là Sinh học, tiếp đến là môn Hóa học.

– Đối tượng dự bị trung ương về, cử tuyển và hợp đồng theo địa chỉ sử dụng: Ngành Y khoa xét tuyển không quá 10 thí sinh, các ngành còn lại không vượt quá 5% chỉ tiêu của ngành.

Ghi chú: Thí sinh đoạt giải Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế, quốc gia phải có đề tài đoạt giải phù hợp với ngành đào tạo và do Hội đồng tuyển sinh xét duyệt.

* Trường Đại học Sư phạm (áp dụng cho nhóm ngành đào tạo giáo viên): Ngoài những thí sinh là đối tượng được quy định tại khoản 2 Điều 7 của Quy chế hiện hành. Trường Đại học Sư phạm xét tuyển thẳng đối với các thí sinh đã tốt nghiệp trường THPT chuyên của các tỉnh, thành phố vào các ngành phù hợp với môn học chuyên hoặc môn đoạt giải nếu đáp ứng điều kiện: ba năm học THPT chuyên của tỉnh đạt học sinh giỏi hoặc đoạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh trở lên tổ chức.

– Đối với thí sinh trường chuyên ba năm đạt học sinh giỏi THPT được xét tuyển thẳng vào ngành phù hợp với môn chuyên trong chương trình học THPT: xét theo điểm trung bình của ba năm học THPT từ cao xuống thấp. Nếu nhiều thí sinh có cùng điểm xét tuyển, Hội đồng tuyển sinh sẽ căn cứ kết quả thi tốt nghiệp TN THPT năm 2020.

– Đối với thí sinh học trường chuyên đạt giải nhất, nhì, ba học sinh giỏi các môn văn hóa cấp tỉnh dành cho học sinh lớp 12: xét theo thứ tự giải từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu. Các thí sinh đồng giải sẽ xét đến điểm thi học sinh giỏi cấp tỉnh (nếu chưa tốt nghiệp THPT được bảo lưu đến hết năm tốt nghiệp THPT).

  1. b) Ưu tiên xét tuyển

Thí sinh không dùng quyền tuyển thẳng được ưu tiên xét tuyển vào các ngành đào tạo đại học của Đại học Huế.

– Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, đã tốt nghiệp THPT, có môn đoạt giải trùng với môn thuộc tổ hợp môn thi của ngành đăng ký ưu tiên xét tuyển, sau khi hoàn thành kỳ thi TN THPT năm 2020, có kết quả thi của tổ hợp môn thi tương ứng đối với ngành xét tuyển đáp ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) hoặc HĐTS Đại học Huế quy định, không có môn nào có kết quả từ 1,0 điểm trở xuống, được ưu tiên xét tuyển vào bậc đại học theo ngành học mà thí sinh đăng ký trong hồ sơ ưu tiên xét tuyển.

– Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, đã tốt nghiệp THPT, sau khi hoàn thành kỳ thi TN THPT năm 2020, có kết quả thi của tổ hợp môn thi tương ứng đối với ngành xét tuyển đáp ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD&ĐT hoặc HĐTS Đại học Huế quy định, không có môn nào có kết quả từ 1,0 điểm trở xuống, Giám đốc Đại học Huế căn cứ vào kết quả dự án, đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật của thí sinh để xem xét, quyết định cho vào học những ngành đào tạo bậc đại học theo ngành học mà thí sinh đăng ký trong hồ sơ ưu tiên xét tuyển.

– Thí sinh đoạt huy chương vàng các giải vô địch hạng nhất quốc gia tổ chức một lần trong năm; thí sinh được Ủy ban Thể dục thể thao (TDTT) có quyết định công nhận là kiện tướng quốc gia, đã tốt nghiệp THPT, sau khi hoàn thành kỳ thi TN THPT năm 2020, không có môn nào có kết quả từ 1,0 điểm trở xuống, thể hình cân đối, không bị dị hình, dị tật, nam cao 1,63m và nặng 45kg trở lên; nữ cao 1,53m và nặng 40kg trở lên, được ưu tiên xét tuyển vào các ngành của Khoa Giáo dục Thể chất mà thí sinh đăng ký trong hồ sơ ưu tiên xét tuyển. Những thí sinh thuộc diện ưu tiên xét tuyển được miễn thi môn năng khiếu, điểm môn năng khiếu được tính 10 điểm.

Ghi chú:

– Hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển vào các ngành của Khoa Giáo dục Thể chất, ngoài các mục trong hồ sơ xét tuyển, thí sinh phải nộp Giấy khám sức khỏe do Trung tâm y tế hoặc bệnh viện cấp huyện trở lên chứng nhận để Hội đồng tuyển sinh có căn cứ xét điều kiện về thể hình theo quy định. Thí sinh phải nộp hồ sơ và các loại Giấy chứng nhận đạt giải (theo Quy chế hiện hành) trước ngày Đại học Huế tổ chức thi năng khiếu.

– Chi tiết Thông báo xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thí sinh có thể xem tại Website: .
3.2. Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT (học bạ)

Đại học Huế sử dụng kết quả học tập của 02 học kỳ năm học lớp 11 và học kỳ I năm học lớp 12 để xét tuyển cho các trường đại học thành viên, khoa trực thuộc và Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị.

Điều kiện xét tuyển:

– Điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển là điểm trung bình chung mỗi môn học (làm tròn đến 1 chữ số thập phân) của 02 học kỳ năm học lớp 11 và học kỳ I năm học lớp 12;

– Điều kiện xét tuyển là tổng điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển (chưa nhân hệ số và chưa cộng điểm ưu tiên) phải >=18.0. Riêng các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên thì điều kiện xét tuyển là học sinh đã tốt nghiệp THPT phải có học lực lớp 12 xếp loại giỏi hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên.

3.3. Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi TN THPT năm 2020
– Điểm các môn/ bài thi trong tổ hợp môn xét tuyển được lấy từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
– Đối với các ngành đào tạo thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên; các ngành thuộc nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề, căn cứ vào kết quả của kỳ thi TN THPT năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào các bài thi/môn thi văn hóa để xét tuyển.
– Đối với các ngành khác, Hội đồng tuyển sinh (HĐTS) Đại học Huế xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và công bố trên trang thông tin điện tử của Đại học Huế trước khi thí sinh điều chỉnh nguyện vọng.

3.4. Xét tuyển dựa vào kết quả của Kỳ thi TN THPT hoặc dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT kết hợp với thi tuyển năng khiếu

  1. a) Trường Đại học Sư phạm

Trường Đại học Sư phạm áp dụng phương thức xét tuyển dựa vào kết quả Kỳ thi TN THPT năm 2020 hoặc dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT (học bạ) kết hợp với thi tuyển năng khiếu cho các ngành Giáo dục Mầm non và ngành Sư phạm Âm nhạc.

STT Tên  ngành Mã ngành Tổ hợp môn xét tuyển
1 Giáo dục Mầm non 7140201 1. Toán; Ngữ văn; Năng khiếu

(Năng khiếu: Hát, Đọc diễn cảm)

2. Ngữ văn; Tiếng Anh; Năng khiếu

(Năng khiếu: Hát, Đọc diễn cảm)

3. Ngữ văn; Lịch sử; Năng khiếu

(Năng khiếu: Hát, Đọc diễn cảm)

2 Sư phạm âm nhạc 7140221 1. Ngữ văn, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2

(Năng khiếu 1: Cao độ – Tiết tấu)

(Năng khiếu 2: Hát/Nhạc cụ)

2. Toán, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2

(Năng khiếu 1: Cao độ – Tiết tấu)

(Năng khiếu 2: Hát/Nhạc cụ)

Phương thức thi

– Đối với ngành Giáo dục Mầm non: Ngoài các môn thi văn hóa, thí sinh phải thi môn năng khiếu (gồm các nội dung: Hát (tự chọn: hệ số 0.5); Đọc diễn cảm (hệ số 0.5)) do Đại học Huế tổ chức theo quy định để lấy kết quả xét tuyển. Môn thi năng khiếu có hệ số 1.

– Đối với ngành Sư phạm Âm nhạc: Ngoài các môn thi văn hóa, thí sinh phải thi các môn năng khiếu (Cao độ – Tiết tấu, Hát/Nhạc cụ) do Đại học Huế tổ chức theo quy định để lấy kết quả xét tuyển. Điểm thi các môn năng khiếu có hệ số 1.

Chú ý: Thí sinh bị điểm 0 (không) môn năng khiếu nếu bỏ thi ít nhất một trong hai nội dung trên.

Điều kiện xét tuyển

* Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả Kỳ thi TN THPT năm 2020 kết hợp với thi tuyển năng khiếu

– Điểm các môn văn hóa trong tổ hợp môn xét tuyển được lấy kết quả từ Kỳ thi TN THPT năm 2020;

– Điểm mỗi môn thi năng khiếu (chưa nhân hệ số) phải >= 5.0 và thỏa mãn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Xếp loại hạnh kiểm của năm học lớp 12 phải đạt từ loại khá trở lên (căn cứ theo học bạ);

* Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT kết hợp với thi tuyển năng khiếu

– Điểm các môn văn hóa trong tổ hợp môn xét tuyển là điểm trung bình chung mỗi môn học (làm tròn đến 1 chữ số thập phân) của hai học kỳ năm học lớp 11 và học kỳ I năm học lớp 12;

– Đối với ngành Giáo dục Mầm non thì điều kiện xét tuyển là học sinh đã tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại giỏi hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên và điểm thi môn năng khiếu phải >=5,0.

– Đối với ngành Sư phạm Âm nhạc thì điều kiện xét tuyển là học sinh đã tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại khá hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên và điểm thi các môn năng khiếu phải >=5,0. Trong trường hợp thí sinh có điểm thi các môn năng khiếu đạt loại xuất sắc (từ 9,0 trở lên theo thang điểm 10,0) thì được miễn các điều kiện về học lực lớp 12 và điểm xét tốt nghiệp THPT.

Xếp loại hạnh kiểm của năm học lớp 12 phải đạt từ loại khá trở lên (căn cứ theo học bạ);

  1. b) Trường Đại học Khoa học

Trường Đại học Khoa học áp dụng phương thức xét tuyển dựa vào kết quả Kỳ thi TN THPT năm 2020 hoặc dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT kết hợp với thi tuyển năng khiếu cho các ngành Kiến trúc Quy hoạch vùng và đô thị.

STT Tên  ngành Mã ngành Tổ hợp môn xét tuyển
1 Kiến trúc 7580101 1. Toán; Vật lí; Vẽ Mỹ thuật
2. Toán; Ngữ văn; Vẽ Mỹ thuật
3. Toán, Tiếng Anh, Vẽ mỹ thuật
2 Quy hoạch vùng và đô thị 7580105 1. Toán, Vật lý, Vẽ mỹ thuật
2. Toán, Ngữ văn, Vẽ mỹ thuật
3. Toán, Tiếng Anh, Vẽ mỹ thuật

Phương thức thi

Ngoài các môn thi văn hóa, thí sinh phải thi môn năng khiếu (Vẽ Mỹ thuật) do Đại học Huế tổ chức theo quy định để lấy kết quả xét tuyển hoặc sử dụng kết quả thi môn năng khiếu của Hội đồng tuyển sinh các trường: Đại học Kiến trúc Hà Nội, Đại học Xây dựng Hà Nội, Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng cấp để xét tuyển. Môn thi Vẽ Mỹ thuật có hệ số 1.5.

Điều kiện xét tuyển

* Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả Kỳ thi TN THPT năm 2020 kết hợp với thi tuyển năng khiếu

– Điểm các môn văn hóa trong tổ hợp môn xét tuyển được lấy kết quả từ Kỳ thi TN THPT năm 2020;

– Điểm môn thi năng khiếu chưa nhân hệ số phải >= 5.0.

* Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT kết hợp với thi tuyển năng khiếu

– Điểm các môn văn hóa trong tổ hợp môn xét tuyển là điểm trung bình chung của 02 học kỳ năm học lớp 11 và học kỳ 1 năm học lớp 12 (làm tròn đến 1 chữ số thập phân);

– Điểm môn thi năng khiếu chưa nhân hệ số phải >= 5.0.

  1. c) Trường Đại học Nghệ thuật

Trường Đại học Nghệ thuật áp dụng phương thức xét tuyển dựa vào kết quả Kỳ thi TN THPT năm 2020 hoặc dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT kết hợp với thi tuyển năng khiếu cho tất cả các ngành đào tạo của trường. Cụ thể:

STT Tên  ngành Mã ngành Tổ hợp môn xét tuyển
1 Sư phạm Mỹ Thuật 7140222 Ngữ văn; Hình họa; Trang trí
2 Hội Họa 7210103 Ngữ văn; Hình họa; Trang trí
3 Thiết kế Đồ họa 7210403 Ngữ văn; Hình họa; Trang trí
4 Thiết kế Thời trang 7210404 Ngữ văn; Hình họa; Trang trí
5 Thiết kế Nội thất 7580108 Ngữ văn; Hình họa; Trang trí
6 Điêu khắc 7210105 Ngữ văn; Tượng tròn; Phù điêu

Phương thức thi

Ngoài môn thi văn hóa, thí sinh phải thi các môn năng khiếu (Hình họa, Trang trí hoặc Tượng tròn, Phù điêu) do Đại học Huế tổ chức theo quy định để lấy kết quả xét tuyển hoặc sử dụng kết quả các môn thi năng khiếu là Hình Họa, Trang trí hoặc Hình họa, Bố cục hoặc Tượng tròn, Phù điêu do Hội đồng tuyển sinh các trường đại học trên toàn quốc cấp để xét tuyển. Điểm các môn năng khiếu có hệ số 1.

Các môn Trang trí và Phù điêu, Hình họa và Tượng tròn có thời gian làm bài liên tục trong 3 tiếng (không thi vẽ mẫu người).

Điều kiện xét tuyển

* Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả Kỳ thi TN THPT năm 2020 kết hợp với thi tuyển năng khiếu

– Điểm môn Ngữ văn trong tổ hợp môn xét tuyển được lấy kết quả từ Kỳ thi TN THPT năm 2020;

– Điểm mỗi môn thi năng khiếu phải >= 5.0;

– Đối với ngành Sư phạm Mỹ thuật (thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên) thì điều kiện xét tuyển là điểm các môn thi năng khiếu phải >= 5.0 và thỏa mãn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).

* Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT kết hợp với thi tuyển năng khiếu

– Điểm môn Ngữ văn trong tổ hợp môn xét tuyển là điểm trung bình chung (làm tròn đến 1 chữ số thập phân) của hai học kỳ năm học lớp 11 và học kỳ I năm học lớp 12;

– Điểm các môn thi năng khiếu phải >= 5.0;

– Riêng đối với ngành Sư phạm Mỹ thuật (thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên) thì điều kiện xét tuyển là học sinh đã tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại khá hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên và điểm các môn thi năng khiếu phải >= 5.0. Trong trường hợp thí sinh có điểm thi năng khiếu đạt loại xuất sắc (từ 9,0 trở lên theo thang điểm 10,0) thì được miễn các điều kiện về học lực lớp 12 và điểm xét tốt nghiệp THPT.

  1. d) Khoa Giáo dục Thể chất

Khoa Giáo dục Thể chất áp dụng phương thức xét tuyển dựa vào kết quả Kỳ thi TN THPT năm 2020 hoặc dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT kết hợp với thi tuyển năng khiếu cho ngành Giáo dục Thể chất. Cụ thể:

STT Tên  ngành Mã ngành Tổ hợp môn xét tuyển
1 Giáo dục Thể chất 7140206 1. Toán; Sinh học; Năng khiếu
2. Toán, Ngữ văn, Năng khiếu
3. Ngữ văn, GDCD, Năng khiếu
4. Ngữ văn, Địa lí, Năng khiếu

Phương thức thi

Ngoài các môn thi văn hóa, thí sinh phải thi các môn năng khiếu (gồm các nội dung: Bật xa tại chỗ (hệ số 0.4); Chạy 100m (hệ số 0.6)) do Đại học Huế tổ chức theo quy định để lấy kết quả xét tuyển hoặc sử dụng kết quả môn thi năng khiếu (với nội dung tương đương) do Hội đồng tuyển sinh các trường đại học công lập trên toàn quốc cấp để xét tuyển. Điểm môn thi năng khiếu hệ số 2.

Thí sinh phải đạt yêu cầu về kiểm tra thể hình theo quy định mới được dự thi các môn năng khiếu (Thí sinh có thể hình cân đối, không dị hình, dị tật, nam cao 1,63m và nặng 45kg trở lên; nữ cao 1,53m và nặng 40kg trở lên).

– Chú ý:  Thí sinh bị điểm 0 (không) môn năng khiếu nếu bỏ thi ít nhất một trong ba nội dung trên.

Điều kiện xét tuyển

* Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả Kỳ thi TN THPT năm 2020 kết hợp với thi tuyển năng khiếu

– Điểm các môn văn hóa trong tổ hợp môn xét tuyển được lấy kết quả từ Kỳ thi TN THPT năm 2020;

– Điểm môn thi năng khiếu chưa nhân hệ số phải >= 5.0 và thỏa mãn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Bộ GD&ĐT.

* Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT kết hợp với thi tuyển năng khiếu

– Điểm các môn văn hóa trong tổ hợp môn xét tuyển là điểm trung bình chung mỗi môn học (làm tròn đến 1 chữ số thập phân) của hai học kỳ năm học lớp 11 và học kỳ I năm học lớp 12;

– Học sinh đã tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại khá hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên và điểm thi các môn năng khiếu phải >=5,0. Trong trường hợp thí sinh có điểm thi môn năng khiếu đạt loại xuất sắc (từ 9,0 trở lên theo thang điểm 10,0) thì được miễn các điều kiện về học lực lớp 12 và điểm xét tốt nghiệp THPT.
3.5. Xét tuyển theo quy định của Đại học Huế

* Trường Đại học Luật

Trường Đại học Luật giành 10% chỉ tiêu ngành để xét tuyển đối với những thí sinh đạt một trong các tiêu chí sau đây:

– Đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh, Tiếng Pháp hoặc thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia;

– Là học sinh các trường THPT chuyên và đạt danh hiệu học sinh giỏi năm học lớp 12;

– Là học sinh các trường THPT đạt danh hiệu học sinh giỏi năm học lớp 11 và năm học lớp 12;

– Có học lực loại khá trong cả 3 năm học THPT trở lên và có chứng chỉ ngoại ngữ (tiếng Anh hoặc tiếng Pháp) đáp ứng điều kiện sau:

+ Tiếng Anh: IELTS đạt điểm từ 5,5 trở lên hoặc  TOEFL iBT đạt từ 70 điểm trở lên.

+ Tiếng Pháp: Là học sinh lớp 12 chuyên Pháp của các trường THPT chuyên hoặc là học sinh lớp song ngữ có học tiếng Pháp của các trường THPT và điểm trung bình tiếng Pháp năm lớp 12 từ 7,5 điểm trở lên.

* Trường Đại học Ngoại ngữ

Trường Đại học Ngoại ngữ giành 20% chỉ tiêu ngành để xét tuyển dựa vào kết quả kết hợp giữa chứng chỉ quốc tế và điểm học bạ hoặc kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020 với tiêu chí cụ thể như sau:

– Đối với hai ngành Sư phạm Tiếng Anh Ngôn ngữ Anh: Xét tuyển những thí sinh tốt nghiệp THPT có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn 2 năm (tính đến ngày 20/08/2020) đạt IELTS 6.0 trở lên hoặc TOEFL iBT 60 điểm trở lên và có điểm 02 (hai) môn còn lại (không phải là tiếng Anh) trong tổ hợp môn xét tuyển đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD&ĐT quy định trong Quy chế tuyển sinh đại học 2020 (đối với ngành Sư phạm Tiếng Anh) hoặc đạt tổng điểm 2 môn còn lại từ 12,00 điểm trở lên (đối ngành Ngôn ngữ Anh).

– Đối với ngành Ngôn ngữ Nhật trong tổ hợp xét tuyển có môn Tiếng Nhật: Xét tuyển thẳng thí sinh tốt nghiệp THPT có chứng chỉ tiếng Nhật JLPT trong thời hạn 2 năm (tính đến ngày 20/08/2020) đạt N3 trở lên và có tổng điểm 02 (hai) môn còn lại (không phải là tiếng Nhật) trong tổ hợp môn xét đạt từ 12,00 điểm trở lên.

– Đối với ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trong tổ hợp xét tuyển có môn Tiếng Trung Quốc: Xét tuyển thẳng thí sinh tốt nghiệp THPT có chứng chỉ tiếng Trung Quốc HSK trong thời hạn 2 năm (tính đến ngày 20/08/2020) đạt HSK4 với điểm 270/300 điểm trở lên và có tổng điểm và có điểm 02 (hai) môn còn lại (không phải là tiếng Trung Quốc) trong tổ hợp môn xét tuyển đạt từ 12,00 điểm trở lên.

– Đối với các ngành còn lại của Trường trong tổ hợp xét tuyển có môn Tiếng Anh: Xét tuyển thẳng thí sinh tốt nghiệp THPT có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn 2 năm (tính đến ngày 20/08/2020) đạt IELTS 5.5 trở lên hoặc TOEFL iBT 46 điểm trở lên và có điểm 02 (hai) môn còn lại (không phải là tiếng Anh) trong tổ hợp môn xét tuyển đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD&ĐT quy định trong Quy chế tuyển sinh đại học 2020 (đối với các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên) hoặc đạt tổng điểm (2 môn còn lại) từ 12,00 điểm trở lên (đối các ngành còn lại).

* Trường Đại học Kinh tế

Trường Đại học Kinh tế giành 10% chỉ tiêu ngành để xét tuyển đối với các thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2020 thỏa mãn một trong các điều kiện sau:

– Có kết quả học tập ở cấp THPT năm học lớp 12 đạt loại giỏi trở lên.

– Đoạt giải nhất, giải nhì hoặc giải ba trong các cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương các năm 2019, 2020 (môn đoạt giải phải thuộc tổ hợp môn xét tuyển).

* Trường Đại học Nông Lâm

Trường Đại học Nông Lâm giành 10% chỉ tiêu ngành để xét tuyển đối với các thí sinh đã tốt nghiệp THPT, có tổng điểm 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển >=22,0 điểm và không có môn nào trong tổ hợp môn xét tuyển < 6,5 điểm.

* Trường Đại học Khoa học

Trường Đại học Khoa học giành 30% chỉ tiêu ngành để xét tuyển đối với thí sinh thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
– Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học và kỹ thuật cấp quốc gia;
– Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong các cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương các năm 2019, 2020 (môn đoạt giải phải thuộc tổ hợp môn xét tuyển);

* Khoa Giáo dục Thể chất

 Khoa Giáo dục Thể chất xét tuyển (không giới hạn chỉ tiêu ngành) đối với các thí sinh đã tốt nghiệp THPT đoạt huy chương vàng, huy chương bạc, hoặc huy chương đồng các giải TDTT do cấp tỉnh trở lên tổ chức 1 lần trong năm (thời gian được tính để hưởng ưu tiên là không quá 4 năm tính đến ngày dự thi hoặc xét tuyển vào khoa).

* Khoa Kỹ thuật và Công nghệ

Khoa Kỹ thuật và Công nghệ giành 15% chỉ tiêu ngành để xét tuyển đối với thí sinh thỏa mãn một trong các điều kiện sau:

– Đoạt giải nhất, giải nhì hoặc giải ba trong các cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc đoạt giải nhất, nhì, ba trong các cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

– Đạt học sinh giỏi 3 học kỳ (HK 1 và 2 của lớp 11 và HK1 lớp 12).

– Điểm trung bình từng môn 5 học kỳ (HK 1 và 2 của lớp 10, HK 1 và 2 của lớp 11 và HK1 lớp 12) theo tổ hợp môn đăng ký >=7.0 và có Thư giới thiệu của Hiệu trưởng các trường THPT nơi thí sinh theo học.

– Xét điểm IELTS, TOEFL iBT và SAT quốc tế kết hợp với kết quả học tập ở cấp THPT

+ Điểm trung bình từng môn 5 học kỳ (HK 1 và 2 của lớp 10, HK 1 và 2 của lớp 11 và HK1 lớp 12) theo tổ hợp môn đăng ký >=6.0 và Điểm IELTS ≥ 5.0 hoặc TOEFL iBT đạt từ 60.

+ Điểm trung bình từng môn 5 học kỳ (HK 1 và 2 của lớp 10, HK 1 và 2 của lớp 11 và HK1 lớp 12) theo tổ hợp môn đăng ký >=6.0 và Điểm SAT ≥ 800.

  1. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG

– Đại học Huế không sử dụng kết quả miễn thi môn Ngoại ngữ của kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 để tuyển sinh.

– Căn cứ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đại học hệ chính quy năm 2020, HĐTS quyết định điểm trúng tuyển theo ngành học, không phân biệt tổ hợp môn xét tuyển.

– Điểm trúng tuyển được lấy từ cao đến thấp cho đến hết chỉ tiêu sau khi đã trừ số chỉ tiêu tuyển thẳng và dự bị đại học được giao về Đại học Huế.

– Các ngành của các trường đại học thành viên, khoa trực thuộc đào tạo tại Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị có điểm trúng tuyển thấp hơn điểm trúng tuyển của các ngành này tại Huế, thí sinh trúng tuyển vào các ngành này sẽ học 2 năm đầu tại Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị và 2 năm cuối học tại Huế.

  1. CÁC THÔNG TIN KHÁC

5.1. Trường Đại học Luật

– Học bổng khuyến khích dành cho sinh viên có điểm đầu vào cao (áp dụng cho thí sinh sử dụng kết quả thi THPT quốc gia năm 2020 để xét tuyển):

+ Thủ khoa của ngành nhận học bổng khuyến khích học tập: 15.000.000 đồng/năm thứ nhất.

+ Á khoa của ngành nhận học bổng khuyến khích học tập: 10.000.000 đồng/năm thứ nhất.

+ Điểm xét tuyển từ 26 điểm trở lên (không tính điểm ưu tiên): miễn học phí năm học thứ 3 và năm học thứ 4 trong khóa học (tương đương 30.000.000 đồng), tuyển chọn đi học nước ngoài theo các chương trình trao đổi sinh viên giữa Trường Đại học Luật và các đại học khác trên thế giới, xét và cấp học bổng tài trợ của tổ chức, cá nhân tài trợ cho sinh viên.

+ Điểm xét tuyển từ 24 điểm trở lên (không tính điểm ưu tiên): miễn học phí năm học thứ 3 trong khóa học (tương đương 15.000.000 đồng), xét và cấp học bổng tài trợ của tổ chức, cá nhân tài trợ cho sinh viên.

– Học bổng khuyến khích dành cho sinh viên trúng tuyển theo diện tuyển thẳng:

+ Thí sinh được tuyển thẳng theo diện là thành viên chính thức đội tuyển quốc gia tham dự kỳ thi Olympic quốc tế; thành viên chính thức đội tuyển quốc gia dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế hoặc đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh, Tiếng Pháp; thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia được nhận học bổng khuyến khích học tập là 20.000.000 đồng (năm học thứ nhất nhận 10.000.000 đồng, năm học thứ hai nhận 10.000.000 đồng).

+ Thí sinh được tuyển thẳng theo diện là học sinh giỏi năm học lớp 12 các trường THPT chuyên được miễn học phí năm học thứ hai trong khóa học (tương đương 10.000.000 đồng).

+ Thí sinh được tuyển thẳng theo diện là học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi năm học lớp 11 và năm học lớp 12 của các trường THPT hoặc có học lực loại khá trong cả 3 năm học THPT trở lên và có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (tiếng Anh hoặc tiếng Pháp) đáp ứng điều kiện sau:

* Tiếng Anh: IELTS đạt điểm từ 5,5 trở lên hoặc  TOEFL iBT đạt từ 70 điểm trở lên;

* Tiếng Pháp:  Là học sinh lớp 12 chuyên Pháp của các trường THPT chuyên hoặc là học sinh lớp song ngữ có học tiếng Pháp của các trường THPT và điểm trung bình tiếng Pháp năm lớp 12 từ 7,5 điểm trở lên;

được miễn học phí học kỳ I năm học thứ 2 trong khóa học (tương đương 5.000.000 đồng).

Học bổng dành cho sinh viên trúng tuyển vào học Lớp tiếng Pháp tăng cường và tiếng Pháp chuyên ngành: Sau khi nhập học, Nhà trường tổ chức xét tuyển sinh viên năm thứ nhất vào học Lớp tiếng Pháp tăng cường và tiếng Pháp chuyên ngành. Sinh viên trúng tuyển vào lớp tiếng Pháp tăng cường và tiếng Pháp chuyên ngành sẽ được nhận học bổng bằng hình thức miễn toàn bộ học phí của năm học thứ 2 trong khóa học (tương đương 10.000.000đ), được cử đi thực tập, kiến tập ở nước ngoài từ 04 – 08 tuần.

– Học bổng dành cho sinh viên trúng tuyển vào học lớp đào tạo theo mô hình chất lượng cao Ngành Luật và Luật Kinh tế: Sau khi nhập học, Nhà trường tổ chức xét tuyển 10% sinh viên năm thứ nhất Ngành Luật và Luật Kinh tế đủ điều kiện Tiếng Anh để đào tạo theo mô hình chất lượng cao, trong đó có 20% tín chỉ dạy bằng Tiếng Anh do các giảng viên Việt Nam và nước ngoài giảng dạy; sinh viên được đi thực tế tại 01 trường Đại học ở nước ngoài từ 04 – 08 tuần; học phí theo mức đại trà.

Ghi chú:

– Trường hợp các thí sinh có số điểm ngang nhau thì xét học bổng căn cứ kết quả học tập năm lớp 12 của thí sinh;

– Thí sinh đạt nhiều mức xét nhận học bổng thì chỉ có thể nhận được mức học bổng cao nhất.

5.2. Trường Đại học Ngoại ngữ

– Điều kiện xét tuyển của các ngành Sư phạm Tiếng Anh, Ngôn ngữ Anh và Quốc tế học thuộc Trường Đại học Ngoại ngữ là:

+ Nếu xét theo học bạ: Phải đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định và điểm môn Tiếng Anh phải đạt từ 7,50 điểm trở lên đối với ngành Sư phạm Tiếng Anh; 6,5 điểm trở lên đối với ngành Ngôn ngữ Anh và 6,0 điểm trở lên đối với ngành Quốc tế học.

+ Nếu xét theo kết quả thi TN THPT: Phải đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định và điểm môn Tiếng Anh (không nhân hệ số) phải đạt từ 5,0 điểm trở lên.

– Tiêu chí phụ khi xét tuyển vào các ngành đào tạo thuộc Trường Đại học Ngoại ngữ: Nếu nhiều thí sinh có cùng điểm xét tuyển, Hội đồng tuyển sinh sẽ sử dụng điểm môn ưu tiên để xét tuyển nhằm đảm bảo không vượt quá chỉ tiêu quy định.

– Sinh viên ngành Ngôn ngữ Nga được giảm 50% học phí.

5.3. Trường Đại học Kinh tế

– Các ngành tuyển sinh theo nhóm ngành: Thí sinh trúng tuyển theo nhóm ngành, sau khi học chung năm thứ nhất, sinh viên được xét vào học một trong những ngành đào tạo thuộc nhóm ngành quy định, căn cứ vào nguyện vọng đã đăng ký trong hồ sơ xét tuyển và kết quả học tập của thí sinh;

– Sinh viên học ngành Kinh tế chính trị được miễn học phí.

Ngành Tài chính – Ngân hàng (liên kết đào tạo đồng cấp bằng với Trường Đại học Rennes I, Cộng hoà Pháp):

+ Chương trình được xây dựng dựa trên sự kết hợp những yếu tố vượt trội của hai chương trình giáo dục Pháp – Việt Nam nhằm đào tạo những cử nhân ưu tú trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng;

+ Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt và Tiếng Pháp (Sinh viên bắt đầu học một số học phần chuyên ngành bằng tiếng Pháp kể từ năm thứ ba);

+ Thời gian đào tạo: 4 năm, trong đó năm thứ 4 học tại Trường Đại học Rennes I – Cộng hòa Pháp nếu đáp ứng yêu cầu về kiến thức khoa học và tiếng Pháp theo quy định;

+ Bằng tốt nghiệp: Sinh viên được cấp hai bằng đại học chính quy của Trường Đại học Kinh tế,  Đại học Huế và Đại học Rennes I – Cộng hòa Pháp;

+ Ưu đãi: Sinh viên được học tiếng Pháp tăng cường trong hai năm đầu để có thể học chuyên ngành bằng tiếng Pháp từ năm thứ ba và sang Pháp học vào năm thứ tư; Sinh viên sang học ở Pháp được hưởng mọi ưu đãi dành cho sinh viên của ĐH Rennes I – Cộng hòa Pháp (ký túc xá, hỗ trợ xã hội, …).

+ Học phí: 15 triệu đồng/học kỳ; không thay đổi trong 4 năm học (kể cả năm cuối tại Pháp).

Ngành Quản trị kinh doanh (liên kết đào tạo với Đại học Công nghệ Dublin – Ireland)

+ Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh và Tiếng Việt. Thời gian đào tạo từ 4 – 5 năm tùy theo mô hình Chương trình liên kết tương ứng:

+ Mô hình 4+0: Bằng Cử nhân ngành Quản trị kinh doanh do Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế cấp;

+ Mô hình 3+1: Sinh viên học 3 năm tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế và 1 năm tại Đại học Công nghệ Dublin – Ireland và được cấp 02 bằng cử nhân ngành Quản trị kinh doanh: 01 do Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế cấp và 01 do Đại học Công nghệ Dublin – Ireland cấp (Bachelor Degree of Business);

+ Mô hình 3+2: Sinh viên học 3 năm tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế và 2 năm tại Đại học Công nghệ Dublin – Ireland và được cấp 02 bằng cử nhân ngành Quản trị kinh doanh: 01 do Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế cấp và 01 do Viện Công nghệ Tallaght – Ireland cấp (Honnor Bachelor Degree of Business).

+ Học phí: 15 triệu đồng/học kỳ trong năm học đầu tiên. Học phí những năm tiếp theo có thể điều chỉnh theo lộ trình tăng học phí theo quy định hiện hành.

– Song ngành Kinh tế – Tài chính: Chương trình tiên tiến, đào tạo bằng tiếng Anh, sử dụng chương trình đào tạo nhập khẩu từ trường Đại học Sysney, Úc.

+ Giảm 50% học phí học kỳ 1 cho sinh viên có điểm đầu vào cao hơn 25,0 điểm

+ Giảm 50% học phí năm 1 cho sinh viên có chứng chỉ IELTS >= 5.5 và được bố trí lịch học phù hợp để có thể tốt nghiệp sớm từ 6 tháng đến 1 năm.

+ Học phí:

Khóa Năm thứ 1
(2020-2021)
Năm thứ 2
(2021-2022)
Năm thứ 3
(2022-2023)
Năm thứ 4
(2023-2024)
Khóa 10
(2020-2024)
10.000.000/học kỳ 10.500.000/học kỳ 11.000.000/học kỳ 11.500.000 /học kỳ

Chương trình chất lượng cao:

+ Chương trình đào tạo: Được xây dựng và phát triển dựa trên chương trình đào tạo ngành tương ứng của các trường đại học tiên tiến nước ngoài;

+ Giảng viên: Đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy bao gồm giảng viên có trình độ cao của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, giảng viên thỉnh giảng nước ngoài;

+ Được tiếp cận thực tế tại các tổ chức, doanh nghiệp và được giảng viên thỉnh giảng từ các đơn vị đó trực tiếp giảng dạy;

+ Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt và Tiếng Anh. Hơn 30% các học phần được giảng dạy bằng Tiếng Anh;

+ Cơ hội học tập nước ngoài: Sinh viên học chương trình chất lượng cao có cơ hội được học trao đổi (từ 1 học kỳ đến 1 năm), thực tập ngắn hạn ở nước ngoài theo các chương trình trao đổi sinh viên giữa nhà trường và các đối tác nước ngoài.

+ Học phí: 440.000 đồng/tín chỉ. Mức học phí sẽ điều chỉnh theo lộ trình tăng học phí của Chính phủ.

Ưu đãi dành cho sinh viên có điểm tuyển sinh cao:

Đối tượng Điểm tuyển sinh (không tính điểm ưu tiên)
Trên 26 điểm Từ 24 đến dưới 26 điểm
Ưu đãi – Học bổng toàn phần trị giá 100% học phí theo ngành trúng tuyển trong học kỳ đầu tiên;

– Tuyển chọn đi học nước ngoài theo các chương trình trao đổi sinh viên của Trường ĐH Kinh tế với các trường đại học trên thế giới;

– Xét và cấp học bổng tài trợ của cá nhân, tổ chức tài trợ cho sinh viên

– Học bổng trị giá 50% học phí theo ngành trúng tuyển trong học kỳ đầu tiên;

– Xét và cấp học bổng tài trợ của cá nhân, tổ chức tài trợ cho sinh viên

5.4. Trường Đại học Nông Lâm

Các ngành tuyển sinh theo nhóm ngành: Thí sinh trúng tuyển theo nhóm ngành, sau khi học chung năm thứ nhất, sinh viên được xét vào học một trong những ngành đào tạo thuộc nhóm ngành quy định, căn cứ vào nguyện vọng đã đăng ký trong hồ sơ xét tuyển và kết quả học tập của thí sinh.

5.5. Trường Đại học Sư phạm

– Điều kiện xét tuyển vào các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên của Trường Đại học Sư phạm là xếp loại hạnh kiểm của năm học lớp 12 phải đạt từ loại khá trở lên (căn cứ theo học bạ THPT).

5.6. Trường Đại học Khoa học

Ngành Kỹ thuật phần mềm (chương trình đào tạo theo cơ chế đặc thù): Đây là ngành đào tạo được áp dụng theo cơ chế đặc thù của Bộ Giáo dục và Đào tạo với một số nét nổi bật như sau:

+ Sinh viên được học tập trong môi trường có gắn kết với các doanh nghiệp, các doanh nghiệp cùng tham gia đào tạo với khối lượng khoảng 30% tổng khối lượng toàn khóa học;

+ Chương trình được thiết kế theo các mô đun nhằm tối ưu hóa việc học tập của sinh viên cũng như tiếp cận nhanh với môi trường nghề nghiệp;

+ Sinh viên được tạo điều kiện để thực hành trong môi trường của doanh nghiệp dưới sự hướng dẫn của giảng viên và các chuyên gia trong doanh nghiệp.

Chính sách học bổng chung của nhà trường:

+ Thủ khoa của ngành có điểm đầu vào từ 24.00 điểm trở lên (không tính điểm ưu tiên, chưa nhân hệ số) đối với xét tuyển theo kết quả thi THPT, từ 26.00 điểm trở lên (không tính điểm ưu tiên, chưa nhân hệ số) đối với xét tuyển theo học bạ THPT: được cấp học bổng trị giá 100% học phí theo ngành trúng tuyển cho học kỳ đầu tiên. Học bổng được chi trả vào đầu học kỳ 2, năm thứ nhất.

+ Sinh viên có điểm đầu vào từ 22.00 điểm trở lên (không tính điểm ưu tiên, chưa nhân hệ số) đối với xét tuyển theo kết quả thi THPT, từ 24.00 điểm trở lên (không tính điểm ưu tiên, chưa nhân hệ số) đối với xét tuyển theo học bạ THPT: được cấp học bổng trị giá 50% học phí theo ngành trúng tuyển cho học kỳ đầu tiên. Học bổng được chi trả được chi trả vào đầu học kỳ 2, năm thứ nhất.

+ Thủ khoa của ngành có điểm đầu vào từ 22.00 điểm trở lên (không tính điểm ưu tiên, chưa nhân hệ số) đối với xét tuyển theo kết quả thi THPT, từ 24.00 điểm trở lên (không tính điểm ưu tiên, chưa nhân hệ số) đối với xét tuyển theo học bạ THPT: được cấp học bổng trị giá 1.000.000 đồng.

+ Sinh viên được xem xét cấp học bổng hỗ trợ tham gia chương trình Career Design với trị giá 250 triệu/sinh viên từ dự án KIS GE Internship Program.

+ Sinh viên thủ khoa toàn trường (xét theo kết quả thi THPT) được cấp 10.000.000 đồng từ các nguồn học bổng khuyến khích học tập, nhà tài trợ.

+ Sinh viên là người Quảng Nam có hoàn cảnh kinh tế khó khăn được cấp học bổng trị giá 300 USD (khoảng 7.000.000 đồng).

Chính sách học bổng riêng cho từng ngành:

TT Ngành đào tạo Chính sách học bổng
1 Hóa học Học bổng khuyến học Khoa Hóa học hàng năm cấp cho mỗi lớp từ 2 đến 3 sinh viên đạt kết quả học tập khá, giỏi, có hoàn cảnh khó khăn. Mỗi suất học bổng trị giá từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
2 Kỹ thuật sinh học, Công nghệ sinh học Khen thưởng 1.000.000 đồng cho sinh viên có điểm đầu vào cao nhất của ngành (không tính điểm ưu tiên).
3 Kỹ thuật địa chất – 25% số sinh viên trúng tuyển có điểm đầu vào cao nhất của ngành sẽ được cấp học bổng (mỗi suất 5.000.000 đồng)

– Đảm bảo việc làm cho tất cả các sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi.

4 Toán ứng dụng, Toán kinh tế, Quản trị và phân tích dữ liệu – Thủ khoa của ngành Toán ứng dụng, Toán kinh tế, Quản trị và phân tích dữ liệu có điểm đầu vào lớn hơn 21.0 điểm (không tính điểm ưu tiên): được cấp học bổng trị trị giá 10.000.000 đồng cho năm học đầu tiên và sẽ được xem xét cấp học bổng cho các năm tiếp theo dựa vào kết quả học tập của năm trước đó.

– Sinh viên ngành Toán ứng dụng, Toán kinh tế, Quản trị và phân tích dữ liệu có điểm đầu vào từ 21 điểm trở lên (không tính điểm ưu tiên): được cấp học bổng trị trị giá 5.000.000 đồng cho năm học đầu tiên và sẽ được cấp học bổng 5.000.000 đồng/năm cho các năm tiếp theo nếu điểm trung bình quy đổi  học tập năm trước đó trên 7.50.

5.7. Trường Đại học Y Dược

Nếu nhiều thí sinh có cùng điểm xét tuyển vào một ngành, HĐTS sẽ sử dụng thứ tự môn ưu tiên để xét tuyển nhằm đảm bảo không vượt quá chỉ tiêu quy định.

– Ngành Dược học: Thứ tự môn ưu tiên là Toán, tiếp đến là môn Hóa học.

– Các ngành còn lại: Thứ tự môn ưu tiên là Sinh học, tiếp đến là môn Hóa học.

5.8. Khoa Kỹ thuật và Công nghệ

– Chính sách học bổng:

+ Học bổng hỗ trợ học phí cho sinh viên: 50 triệu đồng/năm từ các công ty Intrase, Tập đoàn Silica;

+ 20 suất học bổng các khóa học chuyên môn trị giá 4 triệu đồng/suất cho các khóa học về Trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence); Học máy (Machine Learning); Lập trình Python, Khai phá dữ liệu (Data mining) từ VietAI, HUET và HueAI;

+ 20 suất học bổng các khóa học về lập trình và phát triển phần mềm từ Công ty Megrabbit (Mỹ) và Công ty 3S trị giá 3 triệu đồng/suất.

5.9. Khoa Quốc tế

– Chính sách học bổng: Sinh viên được hưởng học bổng theo chương trình “Tôi muốn trở thành sinh viên HUIS” với giá trị các xuất học bổng và điều kiện như sau:

Stt Suất học bổng Điều kiện
1 8.000.000 VNĐ Ứng viên có chứng chỉ IELTS ≥ 5.0 hoặc có kết quả học tập cấp THPT ≥  8.0 hoặc đoạt giải trong các cuộc thi học sinh giỏi;  Khoa học Kỹ thuật các cấp, cuộc thi Olympic và điểm xét tuyển (theo học bạ)  ≥ 19.5 điểm.

– Một số thông tin về ngành Quan hệ quốc tế:

+ Chương trình đào tạo chất lượng cao, được thiết kế cập nhật, hiện đại, đáp ứng với nhu cầu của công việc thực tế, đào tạo ra thế hệ sinh viên thành công có thể đáp ứng yêu cầu phát triển của thời đại.

+ Sau khi tốt nghiệp, người học sẽ đạt được sự hiểu biết nhất định về những vấn đề toàn cầu, về quan hệ quốc tế đương đại trong các lĩnh vực: chính trị – ngoại giao, kinh tế quốc tế, luật pháp quốc tế; xây dựng các tố chất cơ bản của công dân toàn cầu, phẩm chất tự tin, độc lập, tiên phong và hội nhập.

+ Cơ hội việc làm: Sau khi tốt nghiệp, người học có thể trở thành những nhà ngoại giao làm việc cho Chính phủ, hoặc làm công tác quan hệ quốc tế trong các tập đoàn kinh tế, dịch vụ, văn hóa và du lịch, lữ hành quốc tế, khách sạn; nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề về quốc tế tại các trường đại học, các viện, các cơ quan ngoại giao ở trung ương và địa phương; nghiên cứu các vấn đề quốc tế và làm công tác đối ngoại tại các cơ quan an ninh, quốc phòng, truyền thông, ngoại vụ; làm việc trong các cơ quan đại diện của người Việt Nam và người nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ;…
6. DANH MỤC NGÀNH, CHỈ TIÊU NGÀNH