Hiện tại, thí sinh đang bước vào thời gian đăng ký nguyện vọng xét tuyển ĐH 2023. Năm nay, các thí sinh thực hiện đăng ký nguyện vọng trực tuyến hoàn toàn. Để chắc chắn đỗ, thí sinh lưu ý một số kinh nghiệm sau.
I. Thời gian đăng ký nguyện vọng 2023
Thí sinh có ba tuần (từ 8h ngày 10/7 đến 17h ngày 30/7) để đăng ký, điều chỉnh và bổ sung nguyện vọng xét tuyển không giới hạn số lần trên hệ thống của Bộ GD&ĐT tại: .
Sau khi hoàn thành đăng ký nguyện vọng, từ 31/7 đến 17h ngày 6/8, thí sinh nộp lệ phí xét tuyển. Các nguyện vọng chỉ được tính hợp lệ khi nộp đầy đủ lệ phí.
II. Nguyên tắc xét tuyển nguyện vọng
Các nguyện vọng của thí sinh đăng ký được xếp thứ tự từ 1 đến hết (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). Hệ thống xét tuyển sẽ dựa trên dữ liệu điểm thi mà thí sinh có để đưa ra 1 nguyện vọng trúng tuyển tối ưu nhất.
Lưu ý thí sinh đã đủ điều kiện trúng tuyển sớm ở các trường vẫn phải đăng ký nguyện vọng trên hệ thống. Nếu không, thí sinh đã từ bỏ quyền trúng tuyển vào ngành/trường đó. Thí sinh không bắt buộc phải đặt nguyện vọng trúng tuyển sớm làm nguyện vọng 1. Thí sinh xếp nguyện vọng đó, là nguyện vọng số mấy đều phụ thuộc hoàn toàn vào nguyện vọng của thí sinh.
Nguyên tắc xét tuyển trên hệ thống của Bộ GD&ĐT như sau: Khi nguyện vọng 1 đã trúng tuyển thì các nguyện vọng sau sẽ được loại bỏ. Trong trường hợp thí sinh không đủ đạt nguyện vọng 1 thì sẽ xét xuống tiếp nguyện vọng 2, không đạt nguyện vọng 2 sẽ xét xuống nguyện vọng 3… cứ lần lượt cho tới hết danh sách nguyện vọng.
III. Kinh nghiệm đăng ký nguyện vọng để chắc chắn đỗ ĐH
1. Dù Bộ GD&ĐT không bị giới hạn nguyện vọng nhưng thí sinh cũng không cần chọn quá nhiều để tránh tốn kém. Thí sinh nên đợi có điểm thi tốt nghiệp THPT 2023 và có phổ điểm rồi mới đăng ký nguyện vọng. Trước đó hãy dành thời gian rà soát, sắp xếp các nguyện vọng một cách hợp lý để đến lúc chốt danh sách nguyện vọng không bị hoang mang, rối rắm.
2. Chiến thuật là đừng dồn vào một nhóm các nguyện vọng có điểm xét tuyển tương đồng nhau, chúng ta nên phân bố một cách phù hợp để giảm thiểu rủi ro.
3. Thí sinh chia tầm 3 nhóm nguyện vọng, mỗi nhóm có khoảng 3 nguyện vọng theo kiểu thác nước chảy, nhóm là nhóm có điểm chuẩn cao hơn điểm thi của mình một chút, nhóm 2 là nhóm có điểm chuẩn các năm tương đồng với điểm thi và nhóm cuối là nhóm có điểm chuẩn thấp hơn điểm thi của mình. Như vậy, thí sinh đăng ký tầm 6 -8 nguyện vọng là phù hợp.
4. Thí sinh phải chú ý 3 điều. Thứ nhất, thí sinh phải có định vị tốt về bản thân để chọn ngành nghề, xác định rõ về năng lực, sở trường phù hợp, tính cách. Thứ hai, thí sinh tìm hiểu ngành nghề, yếu tố đòi hỏi về ngành nghề. Thứ ba, thí sinh phải tìm hiểu trường, học phí, học bổng, giảng viên, vị trị địa lý và các chính sách hỗ trợ sinh viên, để khi trúng tuyển rồi thì xác định nhập học chứ không cần phải lo lắng.
5. Nếu trước đó đã có kết quả trúng tuyển sớm, thí sinh cần tính toán, sắp xếp thứ tự các nguyện vọng hợp lý để tăng khả năng trúng tuyển nguyện vọng mình yêu thích nhất.
6. Sau khi đăng ký nguyện vọng hệ thống hiện lên dòng chữ “nguyện vọng đã được ghi nhận” và thí sinh nghĩ rằng đã hoàn thành việc đăng ký. Tuy nhiên, thí sinh vẫn cần thực hiện thêm một bước xác nhận bằng số điện thoại đến tổng đài, nhận mã và nhập mã vào hệ thống thì mới chính thức hoàn tất quy trình đăng ký.
Chẳng hạn, thí sinh A có điểm xét tuyển cao nhất là khối A00 với 21 điểm. A đã trúng tuyển sớm bằng phương thức xét tuyển học bạ vào 2 trường là trường H và trường T nhưng chưa thực sự muốn học. A muốn xét tuyển trường G và F bằng phương thức xét điểm thi tốt nghiệp năm nay. Trong khi đó, ngành yêu thích nhất của A tại trường G các năm lấy tầm 21,5 – 22 điểm, trường F lấy 21 điểm.
Như vậy, A có thể sắp xếp nguyện vọng như sau:
NV1: Trường G
NV2: Trường F
NV3: Trường H
NV4: Trường T
Nếu thực sự trường H và T đều là nguyện vọng yêu thích và muốn theo học chỉ sau trường G và trường F thì bạn có thể đặt nguyện vọng như trên để nếu trượt NV1, NV2 thì theo học trường đã trúng tuyển sớm. Do năm nay không phải chọn phương thức đăng ký xét tuyển, thí sinh chỉ cần tải các dữ liệu liên quan là sẽ được hệ thống tự chọn ra tổ hợp và phương thức tốt nhất.
Năm 2023, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế tuyển sinh Đại học chính quy với 2.490 chỉ tiêu. Trong đó: 2.080 chỉ tiêu xét tuyển theo kết quả thi THPT; 125 chỉ tiêu xét theo kết quả học tập năm lớp 11 và học kỳ I năm lớp 12 (xét học bạ); 285 chỉ tiêu xét theo phương thức khác.
Thí sinh tham khảo thông tin tuyển sinh đại học hệ chính quy theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023, tại link: Tuyển sinh đại học hệ chính quy theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023
Điểm chuẩn trúng tuyển năm 2022 theo phương thức thi THPT, tại link //audvidfisher.com/cong-bo-diem-trung-tuyen-2022/