Trên toàn cầu: Du lịch là một trong những ngành KINH TẾ lớn nhất thế giới, luôn ổn định, phát triển và tăng trưởng vào nhóm nhanh nhất toàn cầu. Tạo ra 10.4% GDP toàn cầu năm 2017, du lịch tạo động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh tế, đóng góp quan trọng trong tạo công ăn việc làm và mang lại sự thịnh vượng cho nền kinh tế. Cứ bình quân 10 người, có 1 người làm công việc liên quan tới du lịch, trong vòng 10 năm gần đây cứ 5 công việc mới được tạo ra, có 1 công việc liên quan tới ngành du lịch.
Tại Việt Nam: Việt Nam có tiềm năng du lịch cực kỳ đa dạng và phong phú. Thị trường du lịch tại Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Việt Nam nói chung và khu vực Miền Trung – Tây Nguyên nói riêng hội tụ nhiều nguồn tài nguyên du lịch có giá trị và đóng góp trực tiếp vào tiềm năng để phát triển mạnh mẽ ngành này. Được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, ngành du lịch Việt Nam đã, đang và sẽ có các tăng trưởng vượt bậc trong thời gian sắp tới. Ngành du lịch đóng góp 5.9% tổng GDP Việt Nam năm 2017 và dự báo tăng 6%/năm giai đoạn 2018-2028 . Số lượt khách quốc tế luôn có xu hướng tăng lên qua các năm, mang lại các giá trị cao cho ngành du lịch. Năm 2018 ngành du lịch Việt Nam đã đón trên 15,5 triệu lượt khách quốc tế, và phục vụ trên 80 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng nguồn thu từ khách du lịch đạt trên 620.000 tỷ đồng.
Nhu cầu về nhân lực ngành nghề du lịch tại Việt Nam và trong khu vực đang và sẽ gia tăng mạnh mẽ: Ngành du lịch luôn được xếp vào một trong những nhóm ngành hàng đầu cần nhiều nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam. Năm 2017, số lao động được hỗ trợ việc làm trực tiếp từ ngành du lịch là hơn 2,5 triệu người, và gián tiếp là hơn 4 triệu người và các con số này được dự báo sẽ tiếp tục trên đà tăng trưởng trong giai đoạn 2018-2028. Theo dự báo của Viên Nghiên cứu Phát triển Du lịch, cho tới năm 2020, dự báo nhu cầu nhân lực trực tiếp cho ngành du lịch là hơn 870.000 vị trí việc làm. Thêm vào đó đầu tư vào ngành du lịch đang tăng lên mạnh mẽ, và dự báo tiếp tục tăng trưởng giai đoạn 2018-2028. Hiện tại năng suất lao động bình quân của nhân lực ngành du lịch Việt Nam vẫn còn khá thấp so với các nước trong khu vực và thiếu nghiêm trọng nhân lực chất lượng cao trong ngành du lịch. Tất cả điều này đồng nghĩa với việc lực lượng lao động trong ngành du lịch sẽ có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ, cơ hội mở ra rất lớn đặc biệt tập trung vào đào tạo nhân lực chất lượng cao ngành du lịch trong giai đoạn sắp tới. Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực du lich, Khoa Kinh tế và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế phát triển chương trình đào tạo bậc cử nhân ngành Kinh tế và Quản lý Du lịch.
Thế mạnh đào tạo của chuyên ngành Kinh tế và Quản lý du lịch, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế:
Ø Có thế mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về kinh tế và quản lý du lịch: đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, tận tâm, môi trường học tập lành mạnh, năng động, chuyên nghiệp hướng vào đào tạo chuyên sâu kiến thức, kỹ năng, năng lực chuyên ngành cho sinh viên.
Ø Là chuyên ngành đào tạo thuộc trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế do đó, có thế mạnh trong việc sử dụng và kết hợp các nguồn lực sẵn có của cơ sở đào tạo để có thể cung cấp các kỹ năng về kinh tế, quản lý và hỗ trợ mạnh mẽ các kỹ năng quan trọng cho sinh viên chuyên ngành Kinh tế và quản lý du lịch: các khóa học kỹ năng chuyên biệt luôn rộng mở và có sẵn tại trường theo nhu cầu của người học.
Ø Cơ hội tham gia các hoạt động thực tế: tận dụng thế mạnh vị trí của một thành phố có thế mạnh về du lịch như Thành phố Huế sẽ mang lại tối đa cơ hội cho sinh viên trên cả hai mảng học tập và trải nghiệm thực tế về các công việc liên quan tới du lịch.
Ø Cơ hội tham gia các chương trình trao đổi, tìm học bổng và tiếp tục theo học ở các chương trình học cao hơn có liên quan ở trong và ngoài nước.
CƠ HỘI VỀ THU NHẬP VÀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM
Ø Là một trong những ngành có thu nhập cao, ổn định và có xu hướng tăng lên:
Mức lương của lao động trong ngành du lịch tại Việt Nam luôn ở trong nhóm ngành có thu nhập cao, dao động từ hơn 6,8 triệu đồng/ tháng tới hơn 25,6 triệu đồng/ tháng và có xu hướng luôn tăng trưởng qua các năm.
Ø Cơ hội vị trí việc làm rộng mở: bao gồm các cơ hội việc làm cực kỳ đa dạng trong và ngoài nước, tại các tập đoàn và công ty du lịch trong và ngoài nước, các đơn vị nhà nước, các viện nghiên cứu trong và ngoài nước về lĩnh vực kinh tế và du lịch.
Sinh viên tốt nghiệp Chương trình đào tạo Kinh tế và Quản lý Du lịch có thể đáp ứng tốtcác cơ hội nghề nghiệp sau:
+ Làm quản lý, nhân viên trong doanh nghiệp kinh doanh du lịch, như nhà hàng, kháchsạn, tổ chức sự kiện, các khu du lịch;
+ Làm cán bộ công chức, viên chức tại các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinhtế và quản lý du lịch;
+ Làm cán bộ quản lý và chuyên viên tại các điểm đến du lịch, như các khu bảo tồn thiênnhiên, di tích lịch sử, văn hóa.
+ Làm cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu viên trong lĩnh vực kinh tế, kinh tế và quản lýdu lịch tại các trường đại học, viện và trung tâm đào tạo và trung tâm nghiên cứu;
+ Có khả năng tự tạo lập và khởi nghiệp kinh doanh dịch vụ trong lĩnh vực kinh tế và quảnlý du lịch;
+ Có cơ hội học tiếp chương trình đào tạo sau đại học theo ngành/chuyên ngành có liênquan đến kinh tế và quản lý ở trong nước hoặc các trường đại học trên thế giới.
Ø Gia tăng cơ hội gặp gỡ, giao lưu, khám phá, cơ hội làm việc trong môi trường năng động và tràn đầy năng lượng, thỏa mãn sở thích du lịch/ việc làm của các bạn trẻ
Ø Tạo ra một bước đệm vững chắc để tiếp tục gia nhập vào mạng lưới việc làm và nhân lực chất lượng cao ngành du lịch trên cả nước, trong khu vực và toàn cầu.
Không chỉ hướng vào mục tiêu đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ngành du lịch khu vực Miền Trung – Tây Nguyên và của cả nước, tầm nhìn và sứ mệnh của chương trình đào tạo ngành Chuyên ngành Kinh tế và Quản lý du lịch, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế hướng vào đào tạo con người để đóng góp trực tiếp vào việc nâng cao vị thế của ngành du lịch Việt Nam trong khu vực và trên toàn cầu.
Giảng viên Khoa KT&PT tư vấn cho học sinh chọn ngành nghề tại Ngày Hội tư vấn tuyển sinh 2019
Khoa Kinh tế và Phát triển
Đại học Kinh tế, Đại học Huế
99 – Hồ Đắc Di, TP Huế